Tin tức & Sự kiện

------ oOo ------
  • 20 01-2016
    HÃY ĐÁNH RĂNG THƯỜNG XUYÊN
    Thông tin nha khoa   |   20-01-2016

    HÃY ĐÁNH RĂNG THƯỜNG XUYÊN là lời khuyên đầu tiên khi bạn quyết định mang mắc cài. Trong cụm từ giữ gìn vệ sinh răng miệng nói chung thì đánh răng là hành động chính, cơ bản và đơn giản nhất. Việc chải răng sẽ giúp loại sạch thức ăn thừa trước khi nó được biến thành mảng bám dưới tác dụng của nước bọt trong miệng. Đánh răng ngay sau khi ăn càng sớm càng tốt.

    HÃY ĐÁNH RĂNG THƯỜNG XUYÊN là lời khuyên đầu tiên khi bạn quyết định mang mắc cài. Trong cụm từ giữ gìn vệ sinh răng miệng nói chung thì đánh răng là hành động chính, cơ bản và đơn giản nhất. Việc chải răng sẽ giúp loại sạch thức ăn thừa trước khi nó được biến thành mảng bám dưới tác dụng của nước bọt trong miệng. Đánh răng ngay sau khi ăn càng sớm càng tốt. Một số chuyên gia khuyên răng bạn không nên đánh răng quá sớm sau khi ăn, vì lượng acid nước bọt trong miệng còn cao, việc đánh răng ngay sẽ tăng nguy cơ gây mòn răng hoá học. Nếu thực sự bạn lo lắng điều này, hãy hiểu và học cách đánh răng đúng sau đây:

     1. Súc miệng nhẹ với nước trước, để loại sạch mảng thức ăn lớn còn lại và loại bỏ lượng acid nước bọt sau khi ăn.

     2. Vị trí đánh răng đầu tiên là mặt nhai răng hai hàm, FDA đã chứng minh rằng, nồng độ kem đánh răng chính là nguyên nhân gây mòn răng chứ không phải lực đánh răng của bạn, việc đánh mặt nhai trước, giúp trung hoà lượng kềm trong kem đánh răng, giảm mòn răng.

     3. Đánh mặt trong

     4. Đánh răng mặt ngoài: Tôi biết, thật khó để mang mắc cài mà phải đánh răng, bạn phải chải phía trên mắc cài, sau đó chải phía dưới mắc cài, rồi dùng bàn chải kẽ chải giữa mắc cài. Nếu bạn có OrthoKit hoặc bàn chải VStrim, với các lông bàn chải cắt hình chữ V, bạn có thể chải ngang. 

     5. Chải răng ít nhất là 3 phút. Có thể đặt 1 đồng hồ cát trong lúc chải răng.

    Sau khi chải răng, kiểm tra lại lần nữa, nhất là ở vùng kẽ răng, vì có thể các cenlulose từ rau và thịt không dễ bị lấy sạch, hoặc các vùng răng phía sau cùng, hoặc vùng kẽ răng ở răng cối lớn, chỗ mà bạn phải mang thêm khâu và khí cụ. Dùng bàn chải kẽ, hay còn gọi là bàn chải đuôi chuột để làm sạch. Dùng chỉ nha khoa nữa.

    Có một lần, khoảng 10 giờ tới, tôi nhận được cuộc điện thoại từ Ngọc, một chị bệnh nhân vừa mang mắc cài của tôi, giọng chị rất hoảng hốt. 

     – Em ơi, em…bác sỹ ơi…

     – Dạ vâng, em nghe đây ạ…

     – Em ơi…

     – Chị làm phiền em tí, chỉ chải răng rồi, mà chị vẫn cảm thấy không có sạch, chị sợ rớt mắc cài nên chị không dám đánh luôn. Chị đứng trước gương, cứ lăn lăn, chị đưa bàn chải lên chạm vào mắc cài, lúc đó, chị cảm giác là mắc sẽ rơi ra, chị chải hoài mà kiểu gì cũng không thấy sạch hết em à, chị cảm thấy bàn chải của chị nó không có “work” lắm á.

     – Chị thấy thức ăn còn bán trên mắc cài hả chị?

     – Chị loay hoay gần 1 tiếng rồi mà vẫn chưa xử lý xong hàm răng, chị phát điên lên mất. Chị không thể đi ngủ với ý nghĩ là vẫn còn cái gì đó của thức ăn trong miệng mình.

    Các bạn lười đánh răng sẽ không hiểu câu chuyện này đâu, đó là vấn đề tâm lý. Có những bạn cực kỳ thích sạch sẽ, việc còn một chút xíu thức ăn trên răng sau khi chải răng giống như việc bạn đi bộ trong một đôi giày có một hạt cát nhỏ vậy. Rất là khó chịu. 

    Thời điểm đó, tôi chưa đặt hàng được bộ KIT vệ sinh răng miệng chuyên biệt để tặng bệnh nhân nên khá là bối rối trong tình huống này. Đa phần, gần như chưa bao giờ bệnh nhân gọi điện cho tôi vì vấn đề này, bệnh nhân Việt Nam của mình rất là dễ tính, họ sẽ tự xoay xở chứ rất ngại gọi cho bác sỹ. 

    Bác sỹ chỉnh nha khi gặp bệnh nhân đánh răng không sạch mỗi lần tái khám, thường là rất bực mình, có nhiều trường hợp sẽ nhắc nhở hoặc khiển trách bệnh nhân, ở một góc độ nào đó, bác sỹ nên đặt câu hỏi là tại sao bệnh nhân đánh răng không sạch. Bằng việc lắng nghe thật nhiều bệnh nhân của mình, bạn sẽ hiểu tại sao. Điều này tôi có được trong một cơ duyên công việc mà phần sau tôi sẽ chia sẻ. Tôi suy nghĩ, và rất nhanh, tôi trả lời chị ấy:

     – Chị có bàn thể dùng bàn chải của con chị, bé nhà chị 4 tuổi ý

     – Bản chải đó chị có thể dùng để chải phía trên mắc cài, chải phía dưới, phần ở giữa mắc cài mình dùng bàn chải kẽ để làm sạch

     – À, vâng vâng, cám ơn em…

    Sau đó, tôi không thấy chị gọi lại cho tôi nữa, tháng sau tái khám, tôi thấy răng chị ấy khá sạch, vệ sinh răng miệng tốt. 

    Sau kinh nghiệm từ chị Ngọc, tôi thấy quy trình của mình cần thay đổi, tôi tìm hiểu thêm về quy trình chỉnh nha của các đồng nghiệp mình ở Mỹ. Thì ra, sau khi gắn mắc cài, họ đều tặng bệnh nhân một KIT chăm sóc răng miệng. Thực ra, chi phí này có thể được cộng vào chi phí chỉnh nha ban đầu, nhưng việc đưa thành quy trình nghĩa là vấn đề chăm sóc răng miệng trở thành thường quy, bạn kiểm soát được nó hơn là đẩy tất cả cho bệnh nhân.

    * Tại sao phải kiểm soát vệ sinh răng miệng khi chỉnh nha?

    Đây là vấn đề quan trọng nhất, hơn cả việc răng bạn có di chuyển hay không trong chỉnh nha. Bình thường, cấu trúc giải phẫu răng, hình dạng nướu, lưỡi, môi má, nước bọt có cơ chế tự làm sạch thức ăn, giúp bảo vệ răng miệng chống lại các yếu tố mảng bám, là nguyên nhân gây bệnh nha chu. Bệnh nha chu, do vi khuẩn gây ra, là nguyên nhân gây viêm nướu, khi quá trình viêm xảy ra, sẽ dẫn đến việc tiêu xương quanh răng. Bạn hãy tưởng tượng, răng là cây, xương là đất, mô nướu là lớp lá phủ bên trên. Khi đất bị xói mòn, thì cây sẽ bị ngã một ngày nào đó, dù có thể là lớp lá phía trên vẫn bình thường. Hoặc lúc nào đó, lớp đất phía dưới sụp xuống, lớp lá phía trên tụt xuống, lộ ra rễ cây, đó là hiện tượng tụt nướu răng. Chỉnh nha, làm cản trở quá trình tự làm sạch đó của răng miệng, tăng nguy cơ mảng bám, nên kiểm soát vệ sinh răng miệng trong chỉnh nha là bắt buộc.

    Bên cạnh đó, khi chỉnh nha, dây chằng nha chu dãn nhẹ, có thể có hiện tượng viêm nhẹ quanh dây chằng nha chu do tác dụng của lực chỉnh nha. Quá trình tiêu xương và tạo xương luôn diễn ra trong suốt quá trình bạn mang mắc cài, và vì vậy, thêm mảng bám, thêm vi khuẩn, thêm yếu tố gây viêm, gây bệnh nha chu, tuột nướu, tiêu xương…

    Nếu bạn đã chỉnh nha, chụp phim xong, thấy bờ xương cách cổ răng hơn 4mm hoặc hơn, trên lâm sàng, thân răng của bạn dài ra…thì xin chia buồn cùng bạn, bạn thuộc đội bị tiêu xương rồi.

Danh mục tin tức
Bản tin 49p Chuyên trang